“Thế kỉ 21 là thế kỷ của kinh tế tri thức cảm xúc dựa trên việc khai mở tâm thức” để thấu hiểu và thành công. Trí tuệ của thế kỷ này sẽ tập trung vào tri thức của sự khai mở tâm thức, toàn cầu hoá, khoa học kỹ thuật, trí thông minh nhân tạo, liên kết chặt chẽ song phương và đa phương, sự va chạm và kết hợp đa văn hoá đen xen giữa Đông và Tây. Sự phát triển của thế kỉ mới đang rất cần các nhà lãnh đạo marketing cùng lúc có thể đáp ứng được 4 vai trò sáng tạo đột phá để xây dựng thương hiệu mạnh:
Để xây dựng thương hiệu thành công các CMO cần phải là:
CMO là những người có tầm nhìn chiến lược cho thương hiệu
CMO là người đi đầu trong cải cách để phát triển bền vững cho thương hiệu
CMO là người hiểu và ứng dụng công nghệ để tạo sự đột phá cho thương hiệu
Những câu hỏi quan trọng dành cho các CMO:
Vì sao Heineken thay đổi bao bì mới?
Tên thương hiệu Nike nói lên điều gì?
Vì sao Pepsi tìm đến Master Phong thủy tại Hongkong để được tư vấn thay đổi Logo?
Vì sao Vietjet Air thành công ngoạn mục? bí ẩn đằng sau cái tên Vietjet Air là gì?
Liệu logo và doanh thiếp của bạn có nói lên hiệu quả về mặt truyền thông?
Tên thương hiệu có nói lên điều gì về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp?
Hệ thống nhận diện thương hiệu hiện tại có góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp độc đáo?
Việc lựa chọn màu sắc cho hệ thống nhận diện thương hiệu phải truyền tải thông điệp thích hợp tới khách hàng, tùy theo từng ngành nghề mà lựa chọn những màu sắc phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống, đây là một ngành nghề thuộc hành hỏa, doanh nghiệp nên lựa chọn những gam màu nóng như: đỏ, cam, vàng cho logo hay địa điểm kinh doanh của mình, những màu sắc này sẽ tạo cho khách hàng sự kích thích vị giác và cảm hứng. Hoặc nếu doanh nghiệp kinh doanh về Spa, thẫm mỹ, y tế, đây là nhóm ngành thuộc hành thủy, sẽ hợp những gam màu như: xanh biển, trắng hoặc tím nhẹ… đây là những tông màu lạnh, nhẹ nhàng, giúp khách hàng có cảm giác thư thái khi sử dụng dịch vụ.
Một thương hiệu mạnh phải có đủ các điều kiện sau:
1. Độc đáo: khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
2. Độ nhận biết thương hiệu cao (brand awareness)
3. Được nhiều người yêu thích
4. Được nhiều người sử dụng
5. Mức độ trung thành cao
6. Mang lại nhiều lợi nhuận
7. Dễ dàng mở rộng kênh bán hàng
8. Dễ dàng huy động tài chính khi cần
-Vietjet Air (VJA) là hãng hàng không sinh sau đẻ muộn, ra đời khi Vietnam Airlines gần như thống lĩnh thị trường Việt Nam. Nhưng họ đã thành công bằng chiến lược khác biệt và nổi bật.
-Khác biệt về định vị thể hiện qua việc lựa chọn một phân khúc riêng là nhóm khách hàng trẻ, giá rẻ. Hình ảnh thương hiệu mà VJA muốn xây dựng là hình ảnh trẻ trung, vui nhộn.
-Với khác biệt ấy VJA đã thể hiện một cách nổi bật như thế nào?
+ Nổi bật với nhận diện thương hiệu màu đỏ, vàng, logo, kiểu chữ…
+ Hình ảnh bắt mắt, vui tươi hay thậm chí là sexy (sex appeal).
+ Họ khác biệt hoàn toàn với màu xanh trầm của VNA, khác biệt với hình ảnh chững chạc, lịch thiệp của VNA.