Tin tức

Bài viết

Samsung, hãy học cách Apple bán điện thoại tại Trung Quốc!


Cuộc chiến giữa hai cách định vị Apple và Samsung trong ngành công nghiệp smartphone đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng tại Trung Quốc dường như đã có sự phân cực.

Apple liên tiếp lập kỷ lục kinh doanh quý IV khi doanh thu đạt 74,6 tỷ USD, doanh thu và doanh số iPhone lần lượt là 74,5 triệu chiếc; 51,2 tỷ USD.

Đã từng có một thời gian cách đây không lâu khi cả Apple và Samsung dường như có nguy cơ mất thị phần tại Trung Quốc vào tay các công ty nội địa đang ngày càng tự tin. Nhưng trong báo cáo thu nhập công bố, doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong năm vừa qua, doanh thu tăng 70% trong quý IV đã chứng minh rằng gã công nghệ nước ngoài này không dễ gì bị đè bẹp tại đây.

Trong khi hoạt động kinh doanh của Apple khả quan thì với Samsung không mấy dễ thở trên quốc gia đông dân này và đang đánh rơi quyền lực. Trở lại thời điểm tháng 8 năm 2014, thị phần của Apple bị thu hẹp thì Samsung cũng mất vị trí thương hiệu smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc vào tay Xiaomi. Nhưng bối cảnh nhanh chóng thay đổi kể từ khi Apple cho ra mắt thiết kế iPhone mới.

Chiếc iPhone 6 Plus kích thước lớn của Apple đã lấy đi lợi thế cốt lõi của Samsung từng có tại thị trường châu Á, nơi khách hàng thường ưa chuộng điện thoại lớn. Những sản phẩm màn hình lớn cũng có cả mặt lợi cho Apple bởi chúng sinh lợi cho hãng công nghệ này. Giá trung bình mà người dùng trả cho iPhone đã tăng 50 USD so với quý trước.

Trong báo cáo mới nhất của công ty thị trường IDC công bố về số liệu thị trường Trung Quốc, Apple đã trở thành tay chơi lớn thứ 8 tại đây. Hiện tại, theo Crawford del Prete, giám đốc nghiên cứu của IDC, dự đoán Apple sẽ lọt vào top 3 khi công ty này công bố nghiên cứu mới vào tháng 2 tới. Trong khi phần lớn sự tăng trưởng của Apple đang đến từ những người dùng smartphone mới thì del Prete nhận thấy rằng Samsung bị tổn thất nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác, và ông dự đoán thành công gần đây của Apple sẽ tiếp tục nhờ việc Apple được hưởng lợi từ kỳ nghỉ lễ tết năm mới Trung Quốc. Ngoài ra ông cũng lưu ý, Apple hiện bị giới hạn chủ yếu bởi việc hãng này làm cách nào để bán điện thoại nhanh chóng tới khách hàng.

Đây là sự thay đổi lớn khi chỉ một hoặc hai năm trước, các sản phẩm của Apple được xem là quá đắt đỏ với người tiêu dùng Trung Quốc. Chính điều này khiến các nhà phân tích đánh giá thấp số lượng khách hàng Trung Quốc quan tâm đến điện thoại của Apple, chủ yếu xem đây là những sản phẩm cao cấp. "Một trong những điều này là giả định sai lầm và thực tế đã chứng minh Apple đã làm tốt công việc tạo ra nguồn cầu”, del Prete cho biết.

Mặc dù Apple không đạt được số lượng khách hàng kỳ vọng như hãng này từng chia sẻ hiện bán iPhone tại Trung Quốc nhiều hơn Mỹ, nhưng rõ ràng Apple đã đạt được nhiều thứ tại đây. Đây thực sự là những bước đi đầu ấn tượng của hoạt động kinh doanh của Apple tại Trung Quốc. Thỏa thuận với hãng thiết bị không dây lớn nhất Trung Quốc China Mobile đã có tác động đến kết quả của Apple. Cửa hàng Apple Store thứ 20 sẽ sớm được mở cửa cùng với kế hoạch mở thêm 40 cửa hàng khác cho tới 2016. Doanh số bán hàng trực tuyến của Apple tại Trung Quốc cũng tăng trưởng ngoạn mục. CEO Tim Cook cho biết doanh thu từ bán hàng trực tuyến quý cuối cùng năm 2014 đứng đầu kết quả kinh doanh trực tuyến suốt 5 năm qua.

Trong ngắn hạn, Apple đang thành công tại Trung Quốc như nhiều cách hãng này từng thực hiện tại Mỹ: Tạo ra một lượng nhỏ sản phẩm và thuyết phục khách hàng giàu có rằng chúng xứng đáng với mức giá cao. Chiến lược của Samsung cũng khá thống nhất: Cung cấp nhiều, thật nhiều thiết bị với hy vọng khách hàng sẽ tìm kiếm được thứ mình cần trong loạt sản phẩm của mình. Khách hàng Trung Quốc rõ ràng đang lựa chọn iPhone thông qua các thiết bị Galaxy cao cấp.

Cuộc chiến giữa hai cách định vị trong ngành công nghiệp smartphone đã diễn ra trong nhiều năm qua, nhưng tại Trung Quốc dường như đã có sự phân cực. Đối thủ cạnh tranh chính Apple phải đối mặt ngay hiện nay là Xiaomi, một thương hiệu nội địa với cách xây dựng thương hiệu bằng nhiều cách từ hình ảnh sang trọng của sản phẩm đến phong cách lôi cuốn của nhà sáng lập Lei Jun.

Mandamind Sưu tầm

Bài viết liên quan

zalo