Tin tức

Bài viết

TẾT ĐOAN NGỌ (TẾT ĐOAN DƯƠNG)


1. Truyền thống VN
Trong văn hóa Việt thì ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.”
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng Năm còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Các hoạt động chính vào Tết Đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy.
Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
Nhiều người tắm nước lá mùi thơm để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng bảy loại lá là: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, sả, bưởi và lá cách“ nấu nước xông để bớt bệnh. —> Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma (vì có nhiều điện tích dương).
Nét ẩm thực đặc biệt:
Bánh ú nước tro hay bánh gio.
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm, và có vài biến thể khác nhau theo địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn). Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
Bánh tro cũng được coi là thành phần không thể thiếu trong ngày Tết này, mà hình dạng truyền thống là bánh tro hình tứ giác (tiêu biểu ở người Tày, Nùng...). Bánh thường được làm trước 1-2 ngày và cúng tổ tiên vào 5-5.
Cơm rượu hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp ủ lâu năm để giết sâu bọ.
Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng Năm nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
2. Văn hoá TQ với truyền thuyết Khuất Nguyên:
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước. Do can ngăn Hoài vương nên đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.
Trên thực tế, từ cuối thời Đông Hán, người ta đã tìm thấy những thư tịch sưu tầm về Tết Đoan ngọ.
Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này có "liên quan" đến sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên. Tuy nhiên các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho "sự liên quan" này.
Ngay trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Trung Quốc cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào. Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong "Khuất Nguyên liệt truyện" (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa.
Đua thuyền rồng và đeo túi thơm:
Người Trung Quốc có tập tục đua thuyền vào ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm. Đua thuyền rồng là một hoạt động náo nhiệt nhất của người Hoa. Theo tích xưa, khi nghe tin Khuất Nguyên (vị trung thần của nước Sở vào thời Chiến Quốc) khi trên đường bị đi đày nghe tin nước mất đã trầm mình xuống sông Mịch La, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu ông nhưng bất thành. Sau này, mỗi năm vào ngày Tết Đoan Ngọcủa người Trung Quốc, họ đều tổ chức đua thuyền rồng để tưởng nhớ đến ông.
Ngoài ra, họ còn đeo túi thơm. Đây là loại túi dùng vải và chỉ ngũ sắc để may và được may thành hình quả cầu, chú cọp,... bên trong đựng các loại hương liệu như hạt mùi, hùng hoàng, hương nhu và một số loại hương liệu khác dùng để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại trẻ em. Người Trung Quốc quan niệm đeo túi thơm vào Tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.
Ăn bánh ú:
Tương truyền, sau khi Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn, người dân yêu mến ông sợ cá tôm rỉa xác của ông nên đã dùng nếp và lá để gói thành bánh đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Và từ đó xuất hiện tập tục ăn bánh ú trong ngày Tết này. Tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu,...
Uống rượu :
Đây là loại rượu được nhiều người sử dụng trong dịp tết Đoan Ngọ, "hùng hoàng" (theo sách Bản Thảo Cương Mục) là một vị thuốc có thể giết sâu bọ và tiêu độc, dùng để pha rượu uống. Rượu hùng hoàng được làm bằng cách lên men lúa mạch với hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng. Ngoài ra, rượu này còn được dùng để xức lên mặt, lòng bàn tay của trẻ em hoặc rưới lên các góc tường để trừ sâu độc.
Tuy diễn ra cùng ngày với Tết Đoan Ngọ Việt Nam nhưng Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc vẫn có những khác biệt với ý nghĩa, tập tục riêng. Đây là nét văn hóa độc đáo của một ngày lễ quan trọng trong lịch sử Trung Quốc đã được gìn giữ cho đến ngày nay.
P/S
Mong rằng qua cái Tết Đoan Ngọ chắc con sâu COVID-19 đó cũng bay luôn, hoặc cho nó uống Vắc Xin nó mới đồng ý buôn thôi ACE ah
Nguyễn Ngoan (ST)
#tetdoanngo
#mandalaphongthuy
#chuyenginguyenngoan
 

Bài viết liên quan

zalo